Có không ít các trường hợp bị mất nhiều răng do nhiều nguyên nhân khác nhau , thậm chí mất nguyên hàm gây khó khăn trong việc ăn uống cũng như không đảm bảo thẩm mỹ. Sau đây là những phương pháp khắc phục trường hợp mất nhiều răng hiệu quả.
1. Mất nhiều răng có nguy hiểm không?Mất nhiều răng dẫn đến những hậu quả mà chúng ta không thể lường hết được, đặc biệt là đối với những trường hợp mất răng lâu năm. Có thể tổng hợp những hậu quả của mất nhiều răng gây ra như sau:
* Sai khớp cắn và xô lệch răng
Mất nhiều răng làm giảm khả năng ăn nhai, các răng lệch vẹo, có xu hướng đổ nghiêng sang phía răng bị mất. Khi mất 1 răng, răng đối diện mất đi sự nâng đỡ, dần dần sẽ trồi lên hoặc thòng xuống phía răng bị mất. Bình thường các mặt nhai cắn khít với nhau, tạo thành khớp cắn hài hòa, nên bị mất răng làm khớp cắn tự nhiên ban đầu không còn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ăn nhai hàng ngày, mất thẩm mỹ răng.
* Tiêu xương ổ răng
Sau khi mất nhiều răng, xương hàm bắt đầu xảy ra tình trạng tiêu biến, không nâng đỡ được cấu trúc hàm mặt, khuôn mặt không cân đối, bị hóp lại. Nếu không được khắc phục sớm, ngoài nguy cơ gây ra hiện tượng móm còn khiến xuất hiện những nếp nhăn trên mặt, làm bệnh nhân có cảm giác trông già hơn.
* Khó khăn trong phát âm
Khi bị mất nhiều răng liên tiếp, nhất là răng cửa do giảm hoặc mất mối tương quan răng – môi – lưỡi làm cho người bệnh phát âm khó khăn, bị ngọng.
* Bệnh đau đầu do mất răng
Mất nhiều răng lực nâng đỡ không còn, lực nhai bất thường ảnh hưởng tới khớp thái dương gây hiện tượng đau đầu,… là triệu chứng thường thấy của bệnh loạn thái dương hàm.
* Lão hóa sớm
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng hai má hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt của bạn trông già trước tuổi.
2. Mất nhiều răng do những nguyên nhân chính nào?Mất nhiều răng là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, nhất là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc mất nhiều răng không chỉ do tuổi tác, mà nó còn có rất nhiều những nguyên nhân khác nữa:
* Do bệnh lý răng miệng
– Những người mắc phải các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu… nhưng không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến mất răng.
– Bệnh sâu răng không được chữa trị kịp thời : khi răng bị sâu, bệnh sâu răng sẽ phá hủy mô cứng của răng ( men và ngà răng ) và tác động đến tủy răng , gây ra những bệnh lý ở tủy răng và trầm trọng hơn là vùng xung quanh chóp răng. Nếu như bệnh lý này không được chữa trị kịp thời thì răng sẽ mất chất nhiều, không còn khả năng phục hồi lại thì phải nhổ bỏ răng.
– Bệnh nha chu không được chữa trị : bệnh nha chu sẽ phá hủy mô nha chu và xương ổ răng bao xung quanh răng làm cho răng lung lay nhiều và không còn được giữ vững trên xương hàm, gây trở ngại cho việc thực hiện chức năng và làm cản trở việc lành thương ở vùng xung quanh.
* Do chấn thương
– Mất nhiều răng do những chấn thương đáng tiếc từ bên ngoài: tai nạn giao thông, đập vào vật cứng, bị đánh vào vùng má, mặt…
* Do di truyền
– Khi sinh ra đã không có răng mọc tại những vị trí cố định đó rồi.
* Do tình trạng răng của bệnh nhân
– Mất răng còn do hiện tượng răng mọc lệch cần phải nhổ bỏ.
– Mất nhiều răng do những bệnh , tật của xương hàm : như ung thư vùng hàm mặt và xương hàm ,nang bướu vùng hàm mặt …
– Do bản chất nền răng yếu.
→
dia chi trong rang uy tin tai sai gon→
nep rang
3. Bị mất nhiều răng phải làm thế nào?Răng là một trong những bộ phận đặc biệt trên cơ thể, khi đã bị gãy vỡ hoặc mất đi thì không thể tự tái tạo hoặc tự mọc lại được như cũ. Vì thế, nếu đã bị mất răng thì sẽ mất răng vĩnh viễn. Do đó, việc quan trọng bạn cần làm khi xảy ra tình trạng mất nhiều răng là nên nhanh chóng tìm phương án trồng lại răng đã mất để tránh những nguy cơ và hệ lụy xấu về lâu dài.
Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng giả được áp dụng nhiều nhất là làm hàm tháo lắp, làm cầu răng sứ và trồng răng implant
* Làm hàm tháo lắp
Phương pháp này chủ yếu dùng cho trường hợp mất nhiều răng liên tiếp ở người lớn tuổi, bị mất răng lâu ngày.
– Ưu điểm: Tháo lắp dễ dàng khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, làm hàm tháo lắp cũng có chi phí thấp hơn so với làm răng giả cố định.
– Nhược điểm: Có thể bị biến dạng nếu hoạt động mạnh hay tháo lắp nhiều lần.
* Làm cầu răng sứ
Trường hợp bị mất nhiều răng mà số lượng răng mất khoảng 3 – 4 răng thì có thể phục hình răng cố định bằng cầu răng. Cầu răng sẽ tựa vào những chiếc răng thật còn lại.
– Ưu điểm: Răng giả cố định có chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật
– Nhược điểm: Điều kiện bắt buộc để thực hiện làm cầu răng là 2 răng bên cạnh răng mất phải còn khỏe mạnh để có thể mài cùi răng làm trụ đỡ cho cầu răng. Thực hiện mài răng về lâu dài có thể gây ra hiện tượng ê buốt răng, nền răng yếu đi và đặc biệt không thể hạn chế được tình trạng tiêu xương.
* Trồng răng implant
Là phương pháp trồng răng giả khắc phục được những nhược điểm của các biện pháp trồng răng khác. Răng giả có cứng chắc, có đầy đủ bộ phận như 1 chiếc răng bình thường, tồn tại cùng cơ thể, không hề gây ảnh hưởng đến các răng thật còn lại. Là giải pháp tối ưu cho trường hợp mất nhiều răng mà trên hàm chỉ còn lại rất ít răng thật thì nên trồng răng cố định bằng cách cấy ghép implant.
4. Khắc phục tình trạng mất răng hoàn hảo tại Nha khoa KIM
Đội ngũ bác sỹ tại Nha khoa KIM với kinh nghiệm lâu năm, đã trực tiếp điều trị các trường hợp mất răng khác nhau, từ dễ đến khó, từ thông thường đến phức tạp đảm bảo khôi phục khả năng ăn nhai ổn định.
Phòng điều trị bệnh được trang bị những dụng cụ mới nhất, được khử trùng nhằm tránh tình trạng lây nhiễm chéo và đảm bảo vô trùng khi xử lý mất nhiều răng. Dưới đây là một số trường hợp của bệnh nhân đã khắc phục thành công khi bị mất răng.
Phòng cấy ghép răng được thiết kế đặc biệt, với sự hỗ trợ đầy đủ của các máy móc, nhân lực đảm bảo điều kiện tốt nhất để chữa trị cho bệnh nhân. Chi phí phù hợp, phân khúc khách hàng, không phát sinh trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt, Nha khoa KIM là 1 trong số ít địa chỉ nha khoa thực hiện khám tổng quát và chụp X – quang hoàn toàn miễn phí.
Mọi thắc mắc cần giải đáp về vấn đề mất nhiều răng, hay trồng răng implant bạn có thể liên hệ với Nha khoa KIM theo số Hotline 1900 6899 để được các bác sĩ tại đây tư vấn cụ thể nhất nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét